Kết quả tìm kiếm cho "leo cây thốt nốt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 96
Ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, phổ biến từ trong đời sống thường nhật đến các lễ hội quan trọng. Nét văn hóa này được gìn giữ bởi người dân, chính quyền địa phương, thông qua việc đẩy mạnh quảng bá du lịch, tổ chức các lễ hội, sự kiện… viết nên câu chuyện cho sản phẩm bản địa.
Là loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi (An Giang), thốt nốt đã trở thành biểu tượng cho mảnh đất anh hùng này. Với người dân địa phương, thốt nốt gắn bó như người bạn thâm niên. Với du khách gần xa, thốt nốt mang vẻ đẹp rất riêng và để lại ấn tượng khó quên.
Bên cạnh huyền thoại tâm linh nổi tiếng cả nước, ngọn núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) còn sở hữu khung cảnh hữu tình với những điểm đến thú vị, xứng đáng để bạn trải nghiệm.
Cái nắng hanh hao của miền sơn cước có phần gay gắt, nhưng không ngăn được bước chân háo hức của lữ khách. Họ len lỏi qua các vồ đá gập ghềnh để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, tìm chút yên bình trên chốn bồng lai.
Sau Tết, tiết trời chuyển dần sang hanh khô, nắng gắt. Ở Bảy Núi, mùa này vẫn còn mát mẻ, trong lành. Dù hành hương, du lịch (DL) bụi hay một hành trình ngắn chỉ đủ “cưỡi ngựa xem hoa”, thì cảnh đẹp nên thơ vốn có của nơi đây vẫn đủ lưu luyến lòng người.
Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế hệ.
Như một duyên trời, những người xa lạ vô tình gặp gỡ, trở nên gắn kết ở xứ sở của thốt nốt Bảy Núi. Mật ngọt được chắt chiu, trở thành món quà quý từ thiên nhiên và sức sáng tạo không ngừng nghỉ của con người.
Với người qua lại, quầy hàng, quang gánh chỉ là một khung cảnh thông thường, lướt qua chẳng cần bận tâm. Nhưng với người bên vệ đường, quầy hàng là tất cả những gì họ có, kế mưu sinh của cả gia đình. Dù cuộc sống có thay đổi hiện đại thế nào, những “chợ bên đường” ấy vẫn sẽ tồn tại dài lâu.
An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của con người, vùng đất An Giang.
Vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang không chỉ được thiên nhiên ban tặng cảnh đẹp hoang sơ, có nhiều di tích lịch sử, mà còn có nhiều món ngon đặc trưng riêng.
Vỏ hến, một loại phế thải từ hoạt động chế biến thủy hải sản, thường gây ô nhiễm môi trường, nếu không được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nhóm tác giả Nguyễn Trung Khang và Hà Thanh Sang (học sinh Trường THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa, TP. Châu Đốc) đã chứng minh rằng vỏ hến lại chứa đựng nhiều tiềm năng ứng dụng bất ngờ. Sản phẩm “Đa dạng hóa các sản phẩm từ vỏ hến” kết hợp từ vỏ hến, bã trà và xơ thốt nốt của 2 bạn đã xuất sắc đạt giải nhất trong cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh An Giang lần thứ XIII/2024, trong lĩnh vực sản phẩm thân thiện môi trường.
Cây thốt nốt - biểu tượng bền bỉ của vùng Bảy Núi, không chỉ là nguồn thu nhập của người dân, mà còn gìn giữ nét đẹp văn hóa độc đáo, truyền thống quý báu của đồng bào vùng dân tộc thiểu số ở An Giang.